Gương Mặt (Phần 4)

Café sáng.

Người đàn ông trong hình này là ai? Ông tên là J.B. Handley, người Mỹ, tốt nghiệp Đại Học Stanford lừng danh năm 1991, là một chuyên gia tài chính nhiều năm làm trong ngành private equity [1].

Tháng 9 năm 2018, cuốn sách đầu tay của Handley được xuất bản, có tựa là “Làm thế nào dập tắt nạn dịch tự kỷ” (How to end the autism epidemic). Tuy chỉ mới ra đời hơn ba tháng, cuốn sách này đã trở nên rất nổi tiếng tại Mỹ và được đánh giá cực cao trên Amazon [2].

Đã có nhiều người là chính khách, nhà báo, khoa học gia, bác sĩ viết lời giới thiệu cho quyển sách. Trong đó, bác sĩ nhi khoa Paul Thomas đã viết lời giới thiệu cho cuốn sách như sau:

“Quyển sách này lôi cuốn, mạnh mẽ, chứa đựng sự thật không bị pha trộn, và là một quyển sách phải đọc. Chúng ta đã hiến tế quá nhiều trẻ em lên bàn thờ vaccine, trong khi niềm tin mù quáng của chúng ta vào CDC, vào AAP [3], vào chính quyền Mỹ, vào truyền thông đã ngăn cản chúng ta nhận ra sự xung đột lợi ích cho phép các doanh nghiệp lớn và Big Pharma kiếm lời trên sự trả giá về sức khỏe của con cái chúng ta. Quyển sách “Làm thế nào chấm dứt nạn dịch tự kỷ” là câu chuyện của một gia đình, nhưng buồn thay cũng là câu chuyện của hàng triệu gia đình. Một em bé xinh xắn đang bình thường, rồi bị chích vaccine, rồi bị cướp mất do chứng tự kỷ cùng mọi tình trạng kinh dị về mặt y khoa liên quan tới miễn dịch bị hủy hoại và nhiễm độc não. Cảm ơn tác giả J.B. vì đã chia sẻ câu chuyện của anh và trí tuệ của anh. Các bậc cha mẹ và sắp làm cha mẹ: đọc cuốn sách này ngay lập tức, và nói không với loại hình kinh doanh như mặc định trước giờ. Nếu bác sĩ nhi của anh chị chưa tự mình nghiên cứu mà chỉ nói như con vẹt cái cụm từ dùng để marketing “vaccine là an toàn và hiệu quả”, thì đã tới lúc anh chị cần tìm bác sĩ nhi khác.” [4]

Vừa rồi, tôi dịch toàn bộ lời giới thiệu của bác sĩ nhi Paul Thomas cho quyển sách của J.B. Handley. Nếu anh chị có thắc mắc tại sao một chuyên gia tài chính như Handley vốn không hề làm trong ngành y mà lại đi viết sách về tự kỷ, thì tới đây có lẽ anh chị đã đoán ra!

Đúng! J.B. Handley là một ông bố có con bị tự kỷ! Cũng như ba nhân vật đã từng được giới thiệu trên trang Thông Tin Vaccine này, là siêu sao Robert De Niro, giáo sư luật khoa Mary Holland và bác sĩ Jon Poling, nhà đầu tư tài chính J.B. Handley chỉ bắt đầu tìm hiểu về chứng tự kỷ và vaccine, sau khi con ông bị tự kỷ!

Cho nên, tôi lập lại, anh chị đừng để mình giống như Handley, đừng để con mình giống như con của Handley, rồi mới bắt đầu tìm hiểu! Khi đó, mọi chuyện đã quá muộn màng!

Bản thân tôi khi sáng nay trời se lạnh, ngồi nhớ Nhà bên ly café, và khi viết những dòng này gửi anh chị đọc, tôi cũng không sao ngăn nổi nước mắt rơi.

Không phải vì tôi có con bị tự kỷ. Các cháu nhà tôi cực kỳ mạnh khỏe vui vẻ, không hề mắc bất cứ chứng nào mà rất rất nhiều trẻ em ngày nay bị. Mà tại vì, tôi biết nguyên nhân vì sao chứng tự kỷ, nghĩa là một dạng chấn thương não, lại gia tăng kinh hoàng như hiện nay. Trong khi đó, phần lớn cha mẹ có con bị tự kỷ tại Việt Nam vẫn ngơ ngác không hiểu vì sao.

Đừng để mình trở thành giống như J.B. Handley, nhé anh chị!

[1]https://jbhandleyblog.com/about/

[2]https://www.amazon.com/How-Autism-Epidemic-J-B-Handley/dp/1603588248

[3] American Academy of Pediatrics (Viện nhi khoa Hoa Kỳ).

[4] “This book is inspired, powerful, the unadulterated truth, and a must read. We have sacrificed too many children at the vaccine altar while our blind belief in the CDC and AAP, government, and the media has prevented us from seeing the conflicts of interest that enable big business and Big Pharma to profit at the expense of our children’s health. How to End the Autism Epidemic is one family’s story, but it is sadly also a story shared by millions of families. A beautiful normal baby, vaccinated, and then lost to autism and all the horrible medical conditions associated with immune devastation and brain toxicity. Thank you, J.B., for sharing your story and wisdom. Parents and future parents: Read this book now, and say No to business as usual and the status quo. If your pediatrician has not yet done his or her own research and is just parroting the ‘vaccines are safe and effective’ marketing phrase, it is time for you to get a new pediatrician.”―Paul Thomas, MD, coauthor of The Vaccine-Friendly Plan and The Addiction Spectrum

Gương Mặt (Phần 3)

Người đàn ông trong hình này là ai?

Ông là Jon Poling, một bác sĩ người Mỹ bình thường không có gì đặc biệt như bao bác sĩ khác. Nhưng một ngày kia, ông đã trở nên nổi tiếng khắp nước Mỹ theo cách ông không bao giờ ngờ tới: con gái ông trở thành nạn nhân bị tự kỷ do vaccine gây ra!

Bé gái tội nghiệp trong hình này chính là con gái bị tự kỷ do chấn thương vaccine của bác sĩ Jon Poling tên là Hannah Poling. Bé gái người Mỹ này từ khi sinh ra cho tới 18 tháng tuổi được miêu tả là phát triển bình thường, mạnh khỏe, hạnh phúc và thông minh. Rồi tới tháng bảy năm 2000, khi Hannah Poling 18 tháng tuổi, cô bé BỊ CHÍCH VACCINE CHO CHÍN LOẠI BỆNH CÙNG LÚC TRONG MỘT LẦN ĐI BÁC SĨ DUY NHẤT: sởi, quai bị, rubella, bại liệt polio, thủy đậu, bạch hầu, ho gà, uốn ván, và Haemophilus influenza.

Sau khi chích vaccine, sức khỏe của cô bé Hannah Poling suy kiệt nhanh chóng. Bé bắt đầu sốt cao, không chịu ăn uống, không trả lời khi người khác nói với mình, rồi bắt đầu xuất hiện biểu hiện của chứng tự kỷ (autism) cùng với la hét gào thét. Năm 2002, ba mẹ của bé gửi đơn kiện lên tòa án vaccine liên bang (federal vaccine court) và cho tới năm 2010, sau ròng rã tám năm, ba mẹ Hannah Poling thắng kiện và bước đầu được đền bù lần thứ nhất là 1.5 triệu đô la Mỹ, cùng khoản đền bù theo định kỳ mà tổng số tiền có thể lên 20 triệu đô trong suốt cuộc đời cô bé đáng thương này. [1]

Nhưng điều đáng sợ hơn nữa là, Hannah Poling không phải là trẻ em duy nhất bị chấn thương nặng nề sau khi tiêm vaccine. Từ năm 1986 cho tới nay, hơn 30 năm qua, thông qua Chương Trình Quốc Gia Đền Bù Chấn Thương Do Vaccine Gây Ra (NVICP – National Vaccine Injury Compensation Program), đã có hàng ngàn trẻ em tại Mỹ được tòa án vaccine liên bang kết luận bị chấn thương do vaccine gây ra, riêng tổng số tiền đền bù cho các em bé nạn nhân do chấn thương vaccine cho tới giờ đã lên cỡ ba tới bốn tỷ đô la. Còn số các bé bị chấn thương sau khi tiêm vaccine nhưng không được tòa án công nhận thì nhiều không kể xiết. [2]

Câu hỏi đặt ra là: tại Việt Nam đã có bao nhiêu trẻ em bị chấn thương từ nhẹ đến nặng do vaccine gây ra? Và, số phận của những trẻ em đó bây giờ như thế nào?

Các bạn là cha mẹ, đặc biệt là cha mẹ làm bác sĩ, đừng để mình giống như bác sĩ Jon Poling, đừng để con cái mình trở thành nạn nhân bị chấn thương do vaccine gây ra mới bắt đầu tìm hiểu về vaccine.

Bởi vì lúc đó, cho dù bạn có là bác sĩ như Jon Poling, thì mọi thứ cũng đã muộn màng! 🙂

[1]

https://www.cbsnews.com/news/family-to-receive-15m-plus-in-first-ever-vaccine-autism-court-award/

[2]

https://www.hrsa.gov/vaccine-compensation/index.html

Gương Mặt (Phần 2)

Người phụ nữ trong hình này là ai?

Bà là giáo sư luật Mary Holland giảng dạy tại Trường Luật Khoa thuộc Đại Học New York danh giá. Bà từng học tại hai đại học danh giá khác là Harvard và Columbia. [1]

Giáo sư Mary Holland là chuyên gia nghiên cứu những vấn đề pháp lý liên quan tới vaccine, đặc biệt là tòa án vaccine và nhân quyền liên quan tới vaccine. Tại sao vaccine lại liên quan tới nhân quyền? Bởi vì, nó chính là thứ thuốc duy nhất người ta bị bắt buộc dùng theo luật định.

Vậy tại sao giáo sư luật Holland lại nghiên cứu về chủ đề liên quan tới vaccine? Thật đơn giản, vì bà có con bị chấn thương sau khi tiêm vaccine!

Các bạn là cha mẹ, đừng để mình giống như giáo sư Mary Holland, đừng để khi con mình bị chấn thương sau khi tiêm vaccine rồi mới bắt đầu tìm hiểu về vaccine! Khi đó, mọi thứ đã muộn rồi!

Hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng vaccine trước khi dùng nó trên cơ thể con cái mình. 🙂

[1]http://its.law.nyu.edu/facultyprofiles/index.cfm?fuseaction=profile.overview&personid=20675

Gương Mặt (Phần 1)

Cafe sáng chủ nhật.

Trong danh sách dài bất tận những cha mẹ có con bị chứng tự kỷ nặng nhẹ khác nhau sau khi tiêm vaccine, có những ai?

Có một ông bố không ai không biết tên, là diễn viên điện ảnh lừng danh Robert De Niro, từng thắng giải Oscar.

Đây cũng là lý do vì sao ông bố này đã lên tiếng chất vấn vaccine từ nhiều năm nay.

Bạn đừng để mình giống như Robert De Niro, đừng để tới khi con mình mắc chứng tự kỷ rồi mới đi tìm hiểu nguyên nhân vì sao.

Hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng vaccine trước khi dùng. 🙂

Cuộc chiến không cân sức

Chương trình này là PHẢI XEM cho tất cả những ai quan tâm đến chủ đề vaccine, đặc biệt là những ai đã có kiến thức ít nhiều về vaccine.

Tiến sĩ Shannon Kroner [1], chuyên gia tâm lý trong nhiều năm làm việc với trẻ cần chăm sóc đặc biệt / special needs, đã cho rằng có liên quan giữa vaccine và số lượng trẻ mắc bệnh gia tăng chóng mặt. Từ đó, bà đã lên ý tưởng và tổ chức một buổi Đối thoại gọi là One Conversation. Bạn có thể xem trọn vẹn Đối thoại này tại kênh Youtube chính thức của chương trình này ở đây [2].

Bà Kroner mời cả hai phía trong tranh luận về vaccine, nhóm push vaccine và nhóm against vaccine (chữ tiến sĩ Kroner dùng) tham gia Đối thoại này. Nghĩa là One Conversation sẽ là một Đối thoại giữa hai phía ngược nhau trong tranh luận về vaccine.

Britney Valas nhà đồng tổ chức cùng với tiến sĩ Kroner từng là một trình dược viên.

Ban đầu, mọi ứng viên cả 2 phía push và against vaccine đều đồng ý hoặc cân nhắc tham gia Đối thoại. Nhưng khi One Conversation đăng công khai danh sách những cá nhân sẽ tham gia Đối thoại, thì tất cả các ứng viên phía pro vaccine đều lần lượt từ chối!

Một bác sĩ phía push vaccine từ chối với lý do mình cần việc làm để nuôi gia đình. Stanley Plotkin, được mệnh danh là bố già / godfather của vaccine từ chối và gọi Đối thoại One Conversation này là “shameful and disgusting” (đáng xấu hổ và tởm lợm).

Tiến sĩ Kroner kinh ngạc trước thái độ của phía pro vaccine. Sau cùng, Đối thoại One Conversation đã diễn ra chỉ với một phía tham dự, đó là phía chất vấn vaccine.

Hàng ghế ngồi dành cho phía pro vaccine, tất cả đều để trống là một hình ảnh không thể sinh động hơn, để minh họa cho nạn dịch vaccine ngày nay.

Bạn đọc hãy đặt lên bàn cân “những lợi ích thấy được” của việc tiêm và không tiêm vaccine giữa 2 bên ủng hộ và không ủng hộ để quyết định một cách nghiêm túc vận mệnh cho đứa con của chính mình.

Chú thích

[1]https://www.facebook.com/shannonkroner

[2]https://youtu.be/hc5yHU61jVk

VẮC XIN, BỆNH TẬT VÀ TAI BIẾN VẮC XIN

Kỳ 2: Vắc xin uốn ván cho phụ nữ mang thai

Trong kỳ 2 này, TTV sẽ giúp bạn so sánh mục tai biến của hai loại vắc xin uốn ván khác nhau thường được chích cho phụ nữ mang thai, một do Việt Nam sản xuất, một sản xuất cho thị trường Mỹ.

• Loại vắc xin uốn ván thường được chích cho phụ nữ mang thai do Việt Nam sản xuất được đem ra so sánh ở đây có tên thương mại là “Vắc xin uốn ván hấp phụ” do Viện vắc xin và sinh phẩm y tế (IVAC) [1] trực thuộc Bộ y tế Việt Nam [2] sản xuất.

Mục tai biến của vắc xin uốn ván này được lấy từ file word hướng dẫn sử dụng vắc xin. File được download từ website của Viện vắc xin và sinh phẩm y tế (IVAC) trực thuộc Bộ y tế Việt Nam. [3] Toàn bộ nội dung file hướng dẫn sử dụng vắc xin uốn ván này được chụp lại từ file word trên và đăng kèm theo bài này.

• Loại vắc xin uốn ván sản xuất cho thị trường Mỹ được đem ra so sánh ở đây được CDC (Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh của chính phủ Hoa Kỳ) khuyến khích chích cho phụ nữ mang thai từ tuần 27 đến tuần 36 của thai kỳ. [4] Nó là loại vắc xin uốn ván Tdap, có tên thương mại là Adacel, do hãng dược loại lớn nhất thế giới Sanofi Pasteur sản xuất. [5]

Mục tai biến của vắc xin uốn ván Tdap có tên thương mại Adacel được TTV trích dịch một phần từ file pdf hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Anh của nhà sản xuất. File được download từ website của FDA là Cục quản lý thuốc và thực phẩm của chính phủ Hoa Kỳ. [6]

Toàn bộ mục tai biến gồm 8 trang trên tổng số 25 trang của tờ hướng dẫn sử dụng vắc xin uốn ván Tdap Adacel này được chụp lại từ file pdf và đăng kèm bài này.

NỘI DUNG MỤC TAI BIẾN VẮC XIN UỐN VÁN DO VIỆT NAM SẢN XUẤT

“TÁC DỤNG PHỤ:

– Đôi khi có sốt, chỗ tiêm có xuất hiện quầng đỏ, đau, sưng nhẹ và tự mất đi.

– Có thể bị dị ứng trong những trường hợp tiêm nhắc lại nhiều lần.” [7] (hết mục tai biến của vắc xin uốn ván do Việt Nam sản xuất – TTV)

NỘI DUNG MỤC TAI BIẾN VẮC XIN UỐN VÁN SẢN XUẤT CHO THỊ TRƯỜNG MỸ

Vì nội dung phần tai biến vắc xin uốn ván Tdap có tên thương mại là Adacel này dài đến 8 trang, nên TTV không dịch toàn bộ, mà chỉ dịch một phần nhỏ chiếm khoảng 1 trang trên tổng số 8 trang. Sau đây là nội dung phần tai biến mà TTV dịch:

“Tai biến nghiêm trọng

Suốt quá trình theo dõi kéo dài 6 tháng sau khi chích vắc xin uốn ván Adacel trong nghiên cứu số Td506, tai biến nghiêm trọng xảy ra cho 1.5% số lượng người chích vắc xin uốn ván Adacel, tai biến nghiêm trọng xảy ra cho 1.4% số người chích loại vắc xin uốn ván khác là Td. Hai tai biến nghiêm trọng xảy ra cho người lớn là viêm dây thần kinh ngoại biên, xảy ra trong vòng 28 ngày sau khi tiêm vắc xin uốn ván Adacel; một tai biến đau nửa đầu nghiêm trọng làm bị liệt một bên khuôn mặt; và một tai biến chẩn đoán bị chèn ép dây thần kinh tại cổ và tay trái. Tỷ lệ tai biến nghiêm trọng tương tự hoặc thấp hơn được ghi nhận sau khi chích mũi vắc xin uốn ván đầu tiên trong những thử nghiệm lâm sàng khác cho độ tuổi lên tới 64, và không có thêm trường hợp viêm dây thần kinh ngoại biên nào được ghi nhận.

Trong nghiên cứu số Td537, khi mũi vắc xin uốn ván Adacel thứ hai được chích từ 8 đến 12 năm sau mũi thứ nhất, tổng cộng có 8 người (0.8%) trong nhóm chích vắc xin uốn ván Adacel và 1 người (0.3%) trong nhóm chích vắc xin uốn ván Td được ghi nhận có tai biến nghiêm trọng trong thời gian 6 tháng theo dõi sau khi tiêm. Mọi tai biến này được nhân viên điều tra cho là không liên quan tới vaccine.

Trong nghiên cứu số Td518, có bảy người chích vắc xin uốn ván bị tai biến nghiêm trọng, tất cả những tai biến nghiêm trọng này được nhân viên điều tra cho là không liên quan tới vaccine.

6.2 Tai biến xảy ra trong tiêm chủng thực tế (Postmarketing Experience)

Những tai biến dưới đây của vắc xin uốn ván Adacel được ghi nhận một cách tình nguyện tại Mỹ và các nước khác. Bởi vì những tai biến này được ghi nhận một cách tình nguyện từ một nhóm dân số không rõ kích cỡ, nên không thể ước lượng tin cậy về tần số những tai biến này, hoặc không thể thiết lập mối quan hệ nhân quả với việc chích vắc xin.

Những tai biến dưới đây được đưa vào dựa trên một hoặc nhiều yếu tố sau: mức độ nghiêm trọng, tần số được ghi nhận, hay bằng chứng mạnh về mối quan hệ nhân quả với vắc xin uốn ván Adacel.

• Bệnh về hệ miễn dịch

Phản ứng phản vệ, phản ứng quá mẫn cảm (sưng phù mạch máu, sưng phù phổi, nổi ban đỏ, huyết áp thấp)

• Bệnh về não bộ

Chứng dị cảm, mất cảm giác, Hội chứng bại não Guillain – Barre, viêm dây thần kinh cánh tay, liệt khuôn mặt, co giật, bất tỉnh, viêm cột sống

• Bệnh về tim mạch

Viêm cơ tim

• Bệnh về da và mô dưới da

Ngứa ngáy, nổi mề đay

• Bệnh về xương khớp và mô liên kết

Viêm cơ, cứng cơ

• Bệnh tổng quát và tình trạng tại vết tiêm

Phản ứng lớn tại chỗ tiêm (>50 mm), tay chân sưng phù từ vết tiêm lan ra một hay hai khớp xương.

Bị bầm tại vết tiêm, áp-xe vô khuẩn, quá mẫn cảm Arthus.” [8] (hết trích đoạn mục tai biến của vắc xin uốn ván dùng cho thị trường Mỹ – TTV)

Thông Tin Vaccine

CHÚ THÍCH

[1] http://www.ivac.com.vn/san-pham/1/27/vaccine—uon-van-hap-phu—ong-1-lieu/vien-vac-xin.html

[2] http://www.ivac.com.vn/gioi_thieu/9/81/lich-su-hinh-thanh-va-phat-trien/vien-vac-xin.html

[3][7] http://www.ivac.com.vn/uploads/HDSD TT DON 2013 1(3).doc

[4] https://www.cdc.gov/mmwr/preview/mmwrhtml/mm6207a4.htm

[5][6][8] https://www.fda.gov/downloads/biologicsbloodvaccines/vaccines/approvedproducts/ucm142764.pdf&ved=2ahUKEwjph5nty_HgAhWO7mEKHXWJCZIQFjAAegQIBRAB&usg=AOvVaw3wsbnWdCYbHYgnlDUcV7hZ

VẮC XIN, BỆNH TẬT VÀ TAI BIẾN VẮC XIN (1)

 

Kỳ 1: Những tai biến của vắc-xin viêm gan B

Anh em TTV chúng tôi luôn luôn nhắc bạn đọc kỹ hướng dẫn sử dụng vắc xin trước khi bạn dùng nó trên cơ thể con cái bạn. Và vắc xin viêm gan B không là ngoại lệ!

Hôm nay, chúng tôi sẽ giúp bạn so sánh nội dung phần tai biến vắc xin được ghi trong hướng dẫn sử dụng của hai loại vắc xin viêm gan B khác nhau, một loại do Việt Nam sản xuất và một loại do Mỹ sản xuất.

• Loại vắc xin viêm gan B do Việt Nam sản xuất được đem ra so sánh trong bài này có tên thương mại là GENE – Hbvax, do Công ty TNHH Một thành viên Vắc xin và Sinh phẩm số 1 (VABIOTECH) là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Y tế – Việt Nam [1] sản xuất. [2]

Nội dung mục tai biến vắc xin viêm gan B có tên thương mại GENE – Hbvax do Việt Nam sản xuất được tham khảo từ 3 nguồn:

Nguồn số 1 là hình chụp tờ hướng dẫn sử dụng bản giấy đi kèm theo hộp đựng sản phẩm thật của vắc xin này. Hình ảnh tờ giấy này được đăng kèm trong bài viết này.

Nguồn số 2 là từ website của Công ty TNHH Một thành viên Vắc xin và Sinh phẩm số 1 (VABIOTECH) là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Y tế – Việt Nam. [3]

Nguồn số 3 là từ website của “Cổng thông tin tiêm chủng quốc gia”. Nguồn này không ghi tên thương mại của vắc xin viêm gan B, không ghi tên công ty sản xuất loại vắc xin viêm gan B. [4]

• Loại vắc xin viêm gan B do Mỹ sản xuất được đem ra so sánh trong bài này có tên thương mại là RECOMBIVAX HB, do công ty Merck Sharp & Dohme Corp. là công ty con của tập đoàn dược phẩm lớn bậc nhất thế giới Merck & Co. Inc. sản xuất [5].

Nội dung mục tai biến vắc xin viêm gan B do Mỹ sản xuất được TTV chúng tôi dịch thuật trực tiếp từ file pdf bằng tiếng Anh do nhà sản xuất là hãng dược Merck cung cấp. File được download từ website của FDA là Cục quản lý thuốc và dược phẩm của chính phủ Hoa Kỳ. [6] Tất cả nội dung của tờ hướng dẫn sử dụng vắc xin viêm gan B do Mỹ sản xuất này được chụp lại từ file pdf này và đăng kèm theo bài này.

NỘI DUNG MỤC TAI BIẾN VẮC XIN VIÊM GAN B DO VIỆT NAM SẢN XUẤT

“TÁC DỤNG PHỤ:

• Những phản ứng thường hay gặp nhất là đau, sưng và ban đỏ tại chỗ tiêm. Những phản ứng này thường là nhẹ và sẽ hết trong vòng hai ngày sau tiêm.

• Những phản ứng toàn thân ít gặp như sốt, đau đầu, buồn nôn, chóng mặt và mệt mỏi cũng có thể xảy ra ở một vài người sau khi tiêm, song nguyên nhân để nói là có liên quan đến vắc xin hay không thì vẫn chưa được xác định.” [7] (hết nội dung mục tai biến vắc xin viêm gan B do Việt Nam sản xuất – TTV)

NỘI DUNG MỤC TAI BIẾN VẮC XIN VIÊM GAN B DO MỸ SẢN XUẤT

“NHỮNG TAI BIẾN (ADVERSE REACTIONS)

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (tới 10 tuổi), các tai biến có hệ thống ghi nhận được có tần số lớn nhất (lớn hơn 1% tổng số mũi tiêm), xếp theo thứ tự giảm dần của tần số xuất hiện là: dị ứng, sốt, tiêu chảy, mệt mỏi/yếu sức, bỏ ăn, viêm mũi. Đối với người lớn khỏe mạnh, phản ứng tại vùng tiêm và tai biến có hệ thống chiếm lần lượt 17% và 15% tổng số mũi tiêm.

6.1 Tai biến trong thử nghiệm lâm sàng (Clinical Trials Experience) [8]

Bởi vì các cuộc thử nghiệm lâm sàng được tiến hành trong nhiều điều kiện khác nhau, nên tỷ lệ tai biến quan sát được trong những thử nghiệm lâm sàng của một loại vaccine không thể trực tiếp so sánh với tỷ lệ tai biến của loại vaccine khác nó. Và tỷ lệ tai biến trong thử nghiệm lâm sàng của vaccine này có thể không phản ánh đúng tỷ lệ tai biến quan sát được trong tiêm chủng thực tế.

Trong ba cuộc thử nghiệm lâm sàng, có 434 liều vắc xin viêm gan B nhãn hiệu RECOMBIVAX HB, liều lượng 5 mcg, được tiêm cho 147 trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (tới 10 tuổi). Những trẻ này được giám sát trong 5 ngày sau mỗi mũi tiêm. Phản ứng tại vùng tiêm và tai biến có hệ thống ghi nhận được lần lượt là 0.2% và 10.4% trên tổng số mũi tiêm. Các tai biến có hệ thống ghi nhận được có tần số lớn nhất (lớn hơn 1% tổng số mũi tiêm), xếp theo thứ tự giảm dần của tần số xuất hiện là: dị ứng, sốt (tương đương với nhiệt độ vùng miệng là 38 độ C), tiêu chảy, mệt mỏi/yếu ớt, bỏ ăn, và viêm mũi.

Trong một nghiên cứu so sánh 2 chế độ tiêm vắc xin viêm gan B RECOMBIVAX HB này cho thanh niên, một chế độ tiêm 3 mũi liều lượng 5 mcg, một chế độ tiêm 2 mũi liều lượng 10mcg, thì tần số xuất hiện tổng quát của các tai biến là giống nhau.

Trong một nhóm gồm nhiều nghiên cứu, có 3258 mũi vắc xin viêm gan B được tiêm cho 1252 người lớn mạnh khỏe. Những người này được giám sát 5 ngày sau mỗi mũi tiêm. Phản ứng tại vùng tiêm và các tai biến có hệ thống ghi nhận được chiếm lần lượt 17% và 15% tổng số mũi tiêm. Những tai biến này được liệt kê dưới đây:

Tai biến chiếm số lượng bằng hoặc lớn hơn 1% tổng số mũi tiêm

BỆNH TỔNG QUÁT VÀ TÌNH TRẠNG TẠI VÙNG TIÊM

Phản ứng tại vùng tiêm bao gồm chủ yếu là đau nhức, và bao gồm đau, dễ tổn thương, ngứa, nổi ban đỏ, tụ máu bầm, sưng tấy, bị nóng, nổi hạch.

Các than phiền có hệ thống có tần số lớn nhất bao gồm mệt mỏi/yếu sức, đau đầu, sốt (≥38 độ C), gây khó chịu.

BỆNH VỀ DẠ DÀY

Nôn mửa, tiêu chảy

BỆNH VỀ HÔ HẤP, NGỰC VÀ TRUNG THẤT

Viêm họng, nhiễm trùng đường hô hấp trên

Tai biến chiếm số lượng nhỏ hơn 1% tổng số mũi tiêm

BỆNH TỔNG QUÁT VÀ TÌNH TRẠNG TẠI VÙNG TIÊM

Đổ mồ hôi, đau nhức, bị nóng, mê sảng, ớn lạnh, bị đỏ bừng

BỆNH VỀ DẠ DÀY

Nôn mửa, đau/co thắt vùng bụng, rối loạn tiêu hóa, bỏ ăn

BỆNH VỀ HÔ HẤP, NGỰC VÀ TRUNG THẤT

Viêm họng, bệnh cúm, ho

BỆNH VỀ NÃO BỘ

Chóng mặt, chứng dị cảm

BỆNH VỀ DA VÀ MÔ DƯỚI DA

Ngứa, nổi ban đỏ (không rõ kích thước), sưng phù mạch máu, nổi mề đay

BỆNH VỀ CƠ XƯƠNG VÀ MÔ LIÊN KẾT

Đau khớp xương bao gồm cả đơn khớp, đau cơ, đau lưng, đau cơ, đau vai, bị cứng cổ

BỆNH VỀ MÁU VÀ HỆ BẠCH HUYẾT

Bệnh hạch bạch huyết

BỆNH VỀ TÂM THẦN

Mất ngủ/ngủ không yên

BỆNH VỀ TAI VÀ TAI TRONG

Đau tai

BỆNH VỀ THẬN VÀ HỆ TIẾT NIỆU

Khó tiểu tiện

BỆNH VỀ TIM MẠCH

Huyết áp thấp

6.2 Các tai biến xảy ra trong tiêm chủng thực tế (Post-Marketing Experience) [9]

Những tai biến thêm liệt kê dưới đây được ghi nhận trong quá trình sử dụng vắc xin viêm gan B Recombivax HB khi đưa ra thị trường. Bởi vì những tai biến này được ghi nhận một cách tình nguyện dựa trên một nhóm dân số không rõ kích cỡ, nên không thể ước lượng đủ tin cậy về tần số của chúng và không thể thiết lập một mối quan hệ nhân quả giữa tai biến với việc tiêm chích vắc xin.

• Bệnh về hệ miễn dịch

Những phản ứng quá mẫn cảm bao gồm phản ứng phản vệ, co thắt phế quản, nổi mề đay đã được ghi nhận trong vòng vài giờ đồng hồ đầu tiên sau tiêm chủng. Chứng quá mẫn cảm (giống như bệnh về huyết thanh) phát bệnh trễ được ghi nhận vài ngày đến vài tuần sau tiêm chủng, bao gồm: đau khớp/viêm khớp (thường là nhanh hết), sốt, phản ứng về da liễu nổi mề đay, nổi ban đỏ, tụ máu bầm và nổi nốt ban đỏ [xem mục Cảnh báo và Thận trọng (5.1)]. Bệnh rối loạn hệ miễn dịch bao gồm lupus ban đỏ (systemic lupus erythematosus – SLE), hội chứng giống lupus ban đỏ, viêm mạch máu, viêm nút quanh động mạch cũng được ghi nhận.

• Bệnh về dạ dày

Tăng men gan, bệnh táo bón

• Bệnh về não bộ

Hội chứng bại não Guillain-Barré (GBS), bệnh đa xơ cứng, bệnh viêm cột sống bao gồm bệnh viêm tủy ngang, co giật, co giật kèm sốt; viêm dây thần kinh ngoại biên bao gồm Bell’s Palsy, bệnh rễ thần kinh, bệnh giời leo, bệnh đau nửa đầu, suy yếu cơ bắp, mất cảm giác, viêm não.

• Bệnh về da và mô dưới da

Hội chứng Stevens-Johnson, bệnh rụng tóc, nổi ban xuất huyết, bệnh chàm eczema.

• Bệnh về cơ xương và mô liên kết

Viêm khớp

Đau dữ dội

• Bệnh về máu và hệ bạch huyết

Tăng tốc độ máu lắng (erythrocyte sedimentation rate), bệnh giảm tiểu cầu.

• Bệnh về tâm thần

Dị ứng, kích động, buồn ngủ

• Bệnh về mắt

Viêm dây thần kinh thị giác, ù tai, đau mắt đỏ, rối loạn tầm nhìn, viêm màng bồ đào.

• Bệnh về tim mạch

Ngất xỉu, tim đập mạnh

Tai biến sau đây được ghi nhận xảy ra với một loại vắc xin viêm gan B khác (tái tổ hợp) nhưng không phải là vắc xin viêm gan B RECOMBIVAX HB: viêm giác mạc.” [10] (hết nội dung mục tai biến vắc xin viêm gan B do Mỹ sản xuất – TTV)

BẠN ĐỌC CHÚ Ý!!!

Như hôm qua anh em TTV chúng tôi đã thông báo, chúng tôi dự kiến viết về chủ đề này gồm nhiều kỳ. Đây là kỳ số 1.

Chúng tôi cần biết mức độ quan tâm của bạn đọc với chủ đề này, DỰA TRÊN SỐ LƯỢNG SHARE qua từng bài viết. Nếu chúng tôi thấy lượng SHARE của kỳ 1 là đáng khích lệ, chúng tôi sẽ cho đăng kỳ số 2. Nếu số lượng SHARE không đáng khích lệ, chúng tôi sẽ dừng không đăng tiếp kỳ số 2.

Một lần nữa, chúng tôi nhắc lại, lần thứ ba ngàn, hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng vắc xin trước khi dùng nó trên cơ thể con cái bạn. 🙂

Thông Tin Vaccine

CHÚ THÍCH

[1] http://www.vabiotech.com.vn/gioi-thieu/

[2][3] http://www.vabiotech.com.vn/vac-xin-viem-gan-b-gene-hbvax/

[4] http://tiemchung.gov.vn/2015/12/24/vac-xin-viem-gan-b-r-hbvax/

[5][6] https://www.fda.gov/downloads/biologicsbloodvaccines/vaccines/approvedproducts/ucm110114.pdf&ved=2ahUKEwjC0fzcnubgAhXELo8KHYsIAlEQFjAAegQIBRAB&usg=AOvVaw28gfA1oe19K6F1MvN2DA-a

[7] http://www.vabiotech.com.vn/vac-xin-viem-gan-b-gene-hbvax/

[8][9] “Clinical Trials Experience” có thể tạm gọi là những tai biến trên lý thuyết trước khi vắc xin được tung ra tiêm hàng loạt ngoài thị trường.

“Post-marketing Experience” có thể tạm gọi là những tai biến được ghi nhận xảy ra trong thực tế tiêm chủng hàng loạt sau khi vắc xin được tung ra thị trường. Để biết thêm về post-marketing experience, mời xem link dưới đây.

https://www.fda.gov/drugs/guidancecomplianceregulatoryinformation/post-marketingphaseivcommitments/

[10] https://www.fda.gov/downloads/biologicsbloodvaccines/vaccines/approvedproducts/ucm110114.pdf&ved=2ahUKEwjC0fzcnubgAhXELo8KHYsIAlEQFjAAegQIBRAB&usg=AOvVaw28gfA1oe19K6F1MvN2DA-a

Thêm một bài học từ lịch sử

Đoạn trích này được lấy từ bộ bách khoa toàn thư Britannica Encyclopedia lừng danh, ấn bản năm 1888, nghĩa là cách đây khoảng 130 năm!

“Việc tiêm nhắc vắc xin được thực hiện ở Anh lần đầu tiên bởi G. Gregory, và lần đầu tiên ở Đức là trong quân đội bởi Heim vào năm 1829. Nó được áp đặt theo luật lúc ít lúc nhiều tại nước Phổ (tên cũ của nước Đức vào thế kỷ 19 – ND) kể từ năm 1835;

“Việc tiêm nhắc vắc xin cho học sinh độ tuổi 12 là một phần gắn liền với luật tiêm chích vắc xin”.

“Bất chấp Phổ là quốc gia có tỷ lệ tiêm nhắc vắc xin CAO NHẤT trên toàn Châu Âu, TỶ LỆ TỬ VONG DO DỊCH ĐẬU MÙA CỦA NƯỚC NÀY trong đại dịch năm 1871 là 59,839 nạn nhân, CAO HƠN BẤT CỨ QUỐC GIA PHƯƠNG BẮC NÀO KHÁC.” (Bác sĩ Charles Creighton, Bách khoa toàn thư Britannica, 1888) [1]

Có nghĩa là, những thông tin tiêu cực về tiêm chủng như thế này trong quá khứ đã từng có mặt trong Bách khoa toàn thư Britannica danh tiếng. Hình minh họa theo bài này chính là ấn bản năm 1888 của bộ Bách khoa toàn thư ấy.

Còn ngày nay, thông tin tiêu cực về vắc xin như thế sẽ không có cửa xuất hiện trên bất cứ một ấn phẩm “có thẩm quyền” nào! 🙂

Chú thích

[1] “The practice of re-vaccination was first recommended in England by G. Gregory, and in Germany for the army by Heim (1829). It has been more or less the law in Prussia since 1835; “re-vaccination of school pupils at the age of twelve is an integral part of the vaccination law.” Notwithstanding the fact that Prussia was the best revaccinated country in Europe, its mortality from smallpox in the epidemic of 1871 was higher (59,839) than in any other northern state.” (Dr. Charles Creighton, Britannica Encyclopedia, 1888)